F Bước đầu tìm hiểu về cộng đồng người Hoa Phước Kiến ở phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Lý Phát, Đỗ Tiên) | TIẾNG HOA ĐÔNG NAM BỘ 东南部华语中心 LH0946853386 để học tiếng Hoa

Bước đầu tìm hiểu về cộng đồng người Hoa Phước Kiến ở phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Lý Phát, Đỗ Tiên)

  Hiện nay ở phường Chánh Nghĩa, thị xã   Thủ Dầu Một   có 2.780 người Hoa đang sinh sống, trong đó hầu hết là người Hoa đến từ huyện An Khê...

 Hiện nay ở phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một có 2.780 người Hoa đang sinh sống, trong đó hầu hết là người Hoa đến từ huyện An Khê – Phước Kiến- Trung Quốc.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Hoa rất duyên dáng (Nguồn: https://dantocmiennui.vn/nguoi-hoa/120159.html)

An Khê là một huyện miền núi nghèo nàn lạc hậu. Thời phong kiến vùng quê này luôn xảy ra cảnh “bán vợ đợ con”, cuộc sống kham khổ, đói rét. Một số người bất nhẫn trước cảnh bị áp bức, nghèo hèn đành rời bỏ quê hương đi tìm nơi làm ăn sinh sống. Họ lên tàu đến những đất nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Những người tiên phong đến định cư tại Chánh Nghĩa ngày nay có lẽ chỉ vào khoảng thế kỷ XIX, muộn hơn so với Biên Hòa và Sài Gòn. Bởi vì căn cứ vào thời gian lập miếu xưa nhất là miếu Thiên Hậu khoảng giữa thế kỷ XIX. Và, lò gốm xưa nhất ở Chánh Nghĩa cũng được xây dựng khoảng giữa thế kỷ XIX. Đó là lò Vương Lương ở khu vực Bà Lụa ngày nay. Tuy nhiên, dòng chảy di dân An Khê (Ta) Sang Chánh Nghĩa nhiều nhất khoảng đầu thế kỷ XX, mà cao trào là từ những năm 1930 đến 1948. Thời kỳ mà Trung Quốc có nhiều biến động lịch sử. Chế độ phong kiến đã bị lật đổ bởi cuộc cách mạng của Quốc Dân đảng. Nhưng khi lãnh đạo Tôn Trung Sơn mất năm 1925, Tưởng Giới Thạch đã phản bội tư tưởng của Tôn Trung Sơn và xảy ra sự đối đầu với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nội chiến lại xảy ra, tình hình hỗn loạn, thổ phỉ phá quấy, trộm cắp, cướp bóc liên miên. Vùng đất nghèo càng thêm nghèo, trốn sự lam lũ đói rách, trốn bị bắt lính, trốn sự bất ổn của xã hội, họ rời bỏ quê hương ngày càng nhiều. Những người đi trước bắt đầu đón những người thân trong gia đình, bà con trong tộc họ, xóm giềng, bạn bè… lần lượt di dân sang hợp thành một cộng đồng người Hoa đông đúc như ngày nay.
Người Hoa ở Chánh Nghĩa đa phần là họ Lý, họ Vương và một số ít họ khác. Ban đầu họ đến vùng đất mới làm thuê để sinh sống, chủ yếu là làm thợ lò gốm. Từ hai bàn tay trắng, qua thời gian làm việc cật lực cộng với chiến thủ cao, có một số người đã xây dựng lò gốm để làm chủ. Khu vực Chánh Nghĩa có địa hình và địa thế thuận lợi để đắp lò làm gốm. Thế là các lò gốm dần dần mọc lên bên cạnh khu vực Lái Thiêu, Chòm Sao, Tân Khánh… năm 1910 ở Phú Cường (khu vực Chánh Nghĩa ngày nay lúc bấy giờ thuộc làng Phú Cường) đã có 14 lò gốm, cho đến nay ở phường Chánh Nghĩa đã có gần 100 lò gốm. Người Phước Kiến ở Chánh Nghĩa chỉ một số ít làm các nghề khác như buôn bán, rang xay cà phê còn thì đa số làm thợ lò gốm.
Gốm Chánh Nghĩa chủ yếu là gốm gia dụng như chén, tô, dĩa, thố, lu, khạp… phong cách thô sơ, mộc mạc không có nét cầu kỳ, tinh tế như gốm Lái Thiêu. Khu vực tập trung các lò gốm trải trên một diện tích rộng. Vì vậy, nơi đây còn có địa danh là Lò Chén. Các tên gọi “khu lò chén”, “ngã ba Lò Chén” vẫn còn tồn tại cho đến nay. Gốm Chánh Nghĩa cũng đã góp phần tạo nên sự thăng hoa của gốm Bình Dương trên khắp cả nước, trở thành một trong các ngành nghề truyền thống đặc trưng của Bình Dương.
Người Hoa khi rời bỏ quê hương, tài sản mang theo có thể rất ít. Nhưng với bản tính cần cù nhẫn nại, chịu khó, họ đã tạo nên cơ ngơi sung túc trên quê hương thứ hai này.
Khu vực Lò Chén dân cư ngày càng đông đúc. Người Hoa ở đây hòa nhập khá tự nhiên vào cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, họ vẫn luôn giữ những nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc mình.
Ở bất cứ cộng đồng người nào, khi nhập cư sinh sống trên một vùng đất nào đó, họ đều mang theo truyền thống tín ngưỡng của mình. Người Hoa cũng vậy. Nhất là trong buổi đầu định cư, họ vừa trải qua những ngày sóng gió lênh đênh trên biển nhiều gian nan, trắc trở, thì khi đến vùng đất mới được bình an vô sự, họ đều hướng về các thần linh để tạ ơn. Họ lập nên những miếu thờ dù ban đầu chỉ là những gian nhà lá đơn sơ để thờ những vị thánh mà họ cho là hiển linh đã cứu giúp họ.
Thiên Hậu Thánh Mẫu là một điển hình. Xuất xứ từ châu Mi, huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, cô gái họ Lâm tương truyền là người đắc đạo, hiển ứng thần thông cứu người bị nạn trên biển. Hầu hết lưu dân người Hoa ra đi bằng đường biển nên họ rất tôn thờ Bà. Không chỉ riêng người Phúc Kiến, Hoa kiều ở bất cứ nơi đâu đều lập miếu thờ Bà.
Ở khu vực Chánh Nghĩa, vào năm 1867, những người Phước Kiến đã lập ngôi miếu thờ Thiên Hậu trên bờ rạch hương chủ Hiếu, năm 1871 miếu được tôn tạo, đến năm 1880 họ xin chính quyền cất thêm nhà hội. Sau khi miếu bị cháy, năm 1923 miếu được di dời về địa điểm đối diện vòng xoay ngã sáu, bên cạnh trường tiểu học Nguyễn Du hiện nay, đó là thiên Hậu cung, nhân dân quen gọi là chùa Bà Thủ Dầu Một. Miếu dù có nguồn gốc đầu tiên là do những người Phước Kiến lập, nhưng sau đó cả bốn bang người Hoa Phước Kiến, Triều Châu, Quảng Đông và Sùng Chính đã chung sức xây dựng, tôn tạo, quản lý và tổ chức lễ hội long trọng đầy màu sắc vào ngày Rằm tháng giêng hàng năm. Lễ hội này trở thành lễ hội truyền thống thu hút hàng triệu lượt người từ khắp nơi đổ về không chỉ người Hoa mà người Việt cũng tụ hội chung vui.
Ngoài việc chung sức giữ gìn truyền thống lễ hội rằm tháng giêng của Thiên Hậu cung, người Hoa Phước Kiến ở Chánh Nghĩa còn có truyền thống thờ cúng những vị nam thần mà những nơi thờ tiêu biểu là Phước võ điện và Phước An miếu, dân quanh vùng quen gọi là chùa ông Bổn.
Phước  điện thờ Huyền Thiên Thượng Đế, được những người họ Vương xây dựng khoảng năm 1885, hiện tọa lạc tại khu 9, phường Chánh Nghĩa. Huyền Thiên Thượng Đế là một vị thần do Thượng Đế phân thân, còn được gọi là Chân Vũ hoặc Chân Võ. Theo truyền thuyết, ngài có hai tướng rùa và rắn (Vui – Xà tướng quân) phụ trợ cùng với 36 tướng khác tuần du về phương bắc để trấn áp, thu phục tà ma cứu người lương thiện, cuộc tuần du đó gọi là Bắc du Chân Võ. Lễ hội Phước Võ điện tổ chức vào 2 ngày 24 và 25-2 âm lịch. Cứ 4 năm mới đáo lệ một lần do có sự luân phiên tổ chức của nhóm họ Vương các nơi khác. Đó là các miếu thờ:
– Ngọc Hư cung ở khu 7, thị trấn Lái Thiêu.
– Phước Thọ đường ở xã Hưng Định, huyện Thuận An.
– Phước Nghĩa đường ở Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên. Huyền Thiên Thượng Đế lần lượt được thỉnh về tạm trú mỗi nơi một năm. Ngài ở nơi nào thì nơi đó tổ chức lễ hội. Chương trình lễ hội cả bốn nơi đều giống nhau. Phần chính của lễ hội là nghi thức rước kiệu Huyền Thiên Thượng đế, Nam triều Đại Đế, Phật Bà Quan Âm đi tuần du suốt đêm quanh khu vực. Đám rước có sự hộ tống của hẩu, lân, sư, rồng rộn rã, tưng bừng. Trong lễ hội có hát hò Quảng thu hút rất đông cư dân quanh vùng.
Phước An miếu hiện tọa lạc tại khu 7, phường Chánh Nghĩa do người Hoa họ Lý lập năm 1882 thờ Thất phủ Đại nhân các vị họ Lực, Chu, Quách, Tiêu, Triệu, Lý và Châu. Tương truyền vào đời nhà Hán, có 360 sĩ từ đi thi đã tụ hội lại trong một căn hầm để đàn ca hát xướng. Tiếng ồn vang đến tai của trương Thiên Sư (Trương Đạo Lăng – tổ của thầy pháp) ông nổi giận bèn lừa vua lấy chiếu chỉ rồi đọc than chú cho sụp hầm giết chết 360 người. Oan hồn các sĩ tử cứ báo mộng kêu oan với nhà vua. Khi biết rõ sự tình, vua bèn phong cho các sĩ tử bị chết oan mỗi người là Đại nhân của phủ họ. Người họ nào thì thờ đại nhân họ đó. Tìm hiểu từ những người cao tuổi thì ở quê hương An Khê của họ Lý đã có miếu thờ thất phủ đại nhân từ lâu đời. Khi sang định cư tại Chánh Nghĩa ngày nay người Hoa họ Lý cũng lập miếu thờ Thất phủ Đại nhân, trước tiên là để tạ ơn các vị thần đã phò trợ cho họ được an cư lạc nghiệp, sau đó là giải quyết nhu cầu tinh thần, an ủi những người xa xứ luôn nhớ và tiếp nối truyền thống tín ngưỡng từ cố hương.
Hàng năm vào ngày 16 tháng giêng, Phước An miếu tổ chức lễ rước kiệu ông tuần du suốt ngày suốt đêm quanh khu dân cư. Từng gia đình hoặc một nhóm gia đình bày chung hương án, bánh trái bên đường đón đám rước có thầy pháp làm lễ cúng cầu ông giải trừ tà ma, phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, an khang thịnh vượng… hộ tổng đám rước cũng không thể thiếu hẩu, lân, sư, rồng với trống chiêng, chập chả âm thanh rộn ràng vang xa hàng cây số.
Ngoài lễ rước kiệu ngày 16 tháng giêng hàng năm, cứ 3 năm Phước An miếu tổ chức lễ hội một lần vào 3 ngày từ 12 đến 14-8 âm lịch. Trong lễ hội có thầy pháp tụng cúng, có hình thức lên đồng xỏ xiên quai (một thanh sắt tròn dài xỏ xiên qua 2 má cạnh mép miệng) và chủ yếu là hát cúng hò Quảng với nhiều tuồng tích. Cũng như lễ hội ở Phước Võ điện, lễ hội ở Phước An miếu thu hút rất đông người.
 
Ngoài 2 ngôi miếu thờ Ông kể trên, người hoa ở Chánh Nghĩa còn có miếu thờ Phật Bà Ouan Âm gọi là Bích Liên đình tọa lạc tại khu 7, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một. Việc thờ Quan Âm tại đây không mang theo nghi thức Phật giáo. Cũng giống như Thiên Hậu Thánh Mẫu, người Hoa cho rằng Phật Bà Quan âm là vị cứu nạn, cứu nguy cho người trên biển. Ở đây bên cạnh Phật Bà còn kết hợp thờ các vị Tam Thánh (Quan Công, Quan Bình, Châu Xương), Hồng Hài Nhi, Hà Tiên Cô, Na Tra và Bảo Sanh Đại Đế. Mỗi khi Phước An miếu tổ chức rước kiệu hoặc lễ hội đều thỉnh Phật Bà với các vị thờ ở Bích Liên đình lên Phước An miếu cùng tuần du, cùng chứng giám lễ hội.
Nói đến lễ hội và tín ngưỡng của người Hoa ở Chánh Nghĩa không thể không nói đến nghi thức múa hẩu. Đó là một hình thức múa lốt đặc trưng của người Hoa Phước Kiến ở Bình Dương mà không có nơi nào có kể cả ở TP.HCM. Cái lốt con hẩu có đầu là chiếc mặc nạ tròn rất hung tợn, được vẽ nhiều màu sắc, quanh đầu râu ria xồm xoàm gắn với thân là một tấm vải màu vàng rực, rộng và dài khoảng 3 – 4m. Đuôi là đuôi thật của trâu hoặc bò phơi khô cột chặt vào phần cuối cùng của tấm vải. Múa hẩu cũng có 2 người múa đầu và múa đuôi nhưng khác hẳn với múa lân hoặc sư tử bởi vì hẩu không trèo leo, nhún nhảy theo kiểu vui chơi. Hình thức cơ bản khi múa hẩu là đầu rướn lên cao, xoay mặt qua lại, lúc thì co lượn, trườn dài, lăn tròn xuống đất. Múa hẩu biểu diễn trong lễ cúng ở Phước An miếu và các lễ vía Huyền Thiên Thượng Đế chứ không biểu diễn để vui chơi hội hè. Về sau khi kết hợp tổ chức lễ hội Thiên Hậu Thánh Mẫu, hẩu cũng tham gia rước Bà du xuân.
Theo tín ngưỡng Đạo giáo, không biết nguồn gốc từ đâu, các bang hội người Hoa ở Bình Dương đều công nhận mỗi bang có một cốt con vật riêng (trong can chi). Người Phước Kiến cốt con hổ, Triều Châu cốt con ngựa, Quảng Đông cốt con dê và Sùng Chính cốt con chó. Do đó, khi xếp đội hình rước kiệu Bà Thiên hậu du xuân thì nhất định các con hẩu luôn luôn đi đầu. Vì người Hoa cho rằng hẩu đại diện người Phước Kiến cũng tức là hổ nên cần phải đi đầu để dẹp đường cho Bà du xuân, nếu hẩu đi sau sẽ ăn hết những con vật (ngựa, dê và chó kể trên) đi trước, như vậy người Hoa các bang khác sẽ không được thuận lợi trong công việc làm ăn.
Như vậy, hẩu là một linh vật, múa hẩu là nghi thức thờ các gia đình người Hoa. Những người Hoa Phước Kiến ở Chánh Nghĩa luôn mở rộng cửa đón hẩu và nhà múa lễ trong những ngày đầu xuân.
Về phong tục tập quán, người Hoa Phước Kiến Chánh Nghĩa vẫn duy trì tục dán liễn đỏ trong các dịp Tết, cưới hỏi, tang ma… Cũng như tất cả người Hoa nói chung, người Phước Kiến rất chuộng màu đỏ, hoa cho màu đỏ là màu may mắn, hạnh phúc. Trong các lễ hội hoặc các lễ cúng khác người Phước Kiến thường nhuộm trứng vịt màu đỏ để thỉnh lộc miếu ông hoặc cúng lễ đầy tháng, thôi nôi. Khi thôi nôi hoặc đầu tháng, người Phước Kiến vẫn còn giữ phong tục làm bánh nếp (gần giống với kiểu bánh ít trần của người Việt ở Nam bộ) bột pha màu đỏ và trứng vịt cũng nhuộm đỏ đem cho các gia đình xung quanh và bà con bạn bè thân thuộc.
Nhìn chung, trong quá trình cộng cư lâu dài với người Việt, sự giao thoa văn hóa thường xuyên xảy ra, người Việt lâu dần cũng có một vài nếp nghĩ theo tập quán của người Hoa. Người Hoa cũng vậy, nhưng những biểu tượng có tính đặc trưng của mỗi tộc người luôn luôn tồn tại một cách riêng biệt không hề lẫn lộn.
 Ngày nay, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam là một trong 54 dân tộc trong đại gia đình cộng đồng dân tộc Việt Nam. Thuở ban đầu từ Trung Quốc sang làm ăn sinh sống, họ là những “Hoa kiều” dần dần đã trở thành những công dân Việt Nam. Thế hệ con cháu họ là thế hệ người Việt Nam nhưng cội nguồn văn hóa tín ngưỡng là cội nguồn văn hóa Trung Hoa mà ngày nay đã tạo thành những cành lá sum sê trong vườn văn hóa Việt Nam. Những thành tựu về mặt kinh tế, những đóng góp về mặt xã hội của người Hoa đã góp phần tạo nên sự bền vững cho Tổ quốc Việt Nam, quê hương thứ hai của họ.
Người Hoa Phước Kiến ở Chánh Nghĩa nói riêng và người Hoa ở Bình Dương nói chung đã góp phần không nhỏ trong những thành tựu về kinh tế – văn hóa- xã hội của tỉnh nhà.
L.P -ĐT
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– Các tài liệu điền dã cá nhân.
– Địa chuông Bé. NXBTH Sông Bé năm 1991
– Trần Hồng Liên: Văn hóa người hoa ở Nam bộ tín ngưỡng và tôn giáo. NXBKHXH.
– Sở VH-TT tỉnh Bình Dương: Sơ khảo về tín ngưỡng, lễ hội dân gian và truyền thống tỉnh Bình Dương.  Lưu hành nội bộ tháng 5-1998

COMMENTS

Tên

Bài báo,40,Blog,9,Chữ Hán,3,Đời sống,73,Giáo trình,46,Hán ngữ,119,Học tập hiệu quả,86,HSK,40,khác,106,Lịch sử,9,Ngữ pháp Hán ngữ,65,Người Hoa,41,QC,17,Quizlet,12,Tiếng Trung công sở,3,Tiếng Trung Thương mại,2,Tôi và học sinh,22,Tuyển sinh,38,Văn hóa Trung Hoa,34,Về tôi,2,
ltr
item
TIẾNG HOA ĐÔNG NAM BỘ 东南部华语中心 LH0946853386 để học tiếng Hoa: Bước đầu tìm hiểu về cộng đồng người Hoa Phước Kiến ở phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Lý Phát, Đỗ Tiên)
Bước đầu tìm hiểu về cộng đồng người Hoa Phước Kiến ở phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Lý Phát, Đỗ Tiên)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiEEtzV-i_rKrG5NkNyDqCWRrrBf6CGFPZ61KYd6f8CIcBVWBgVvDsCpXabzZyiHjTINpYNi03AICH-5FTE4NIYTE4ozOtA9unrOZ7tuSHeitHdgE4YxRq4PulWm79Mo9w3lvjJwGD7n1or/s320/1456151103-nguyen-tieu-anh-1-1.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiEEtzV-i_rKrG5NkNyDqCWRrrBf6CGFPZ61KYd6f8CIcBVWBgVvDsCpXabzZyiHjTINpYNi03AICH-5FTE4NIYTE4ozOtA9unrOZ7tuSHeitHdgE4YxRq4PulWm79Mo9w3lvjJwGD7n1or/s72-c/1456151103-nguyen-tieu-anh-1-1.jpg
TIẾNG HOA ĐÔNG NAM BỘ 东南部华语中心 LH0946853386 để học tiếng Hoa
https://www.tiendunglhu.com/2021/08/buoc-au-tim-hieu-ve-cong-ong-nguoi-hoa.html
https://www.tiendunglhu.com/
https://www.tiendunglhu.com/
https://www.tiendunglhu.com/2021/08/buoc-au-tim-hieu-ve-cong-ong-nguoi-hoa.html
true
5087089046603486458
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy
0946.85.33.86