Từ điển tiếng việt giải thích từ "do dự: chưa quyết định được dứt khoát vì có điều còn e ngại. VD: "Tính tình anh sôi nổi, ngay thẳng như ngọn lửa, đã quyết làm việc gì thì không hề do dự". Trong tiếng việt còn có các từ như "chần chừ", "đắn đo", "lưỡng lự", "phân vân" được dùng với nghĩa tương tự.
Xét về mặt chiết tự, "do dự" do chữ "DO" và "DỰ" tạo thành. DO chữ Hán viết là "猶" (yóu) có nghĩa là tương tự, như, vẫn...; DỰ chữ Hán viết là "豫" (yù) có nghĩa là niềm vui, hạnh phúc, nhàn hạ và thoải mái. Dường như cả "DO" và "Dự" đều không liên quan đến ý nghĩa của từ "do dự" là "chần chừ", "không đưa ra được quyết định". Vậy thì ý nghĩa từ "do dự" mà chúng ta sử dụng hiện nay xuất phát từ đâu? Điều này có lẽ bắt đầu từ nghĩa ban đầu của các chữ "猶" và "豫".
Hóa ra DO 猶 và DỰ 豫 là hai loại động vật trong thời cổ đại. DO 猶 là một con khỉ, một loài khỉ rất hoạt bát, khéo léo và đa nghi. Một khi phát hiện "kình địch", nó nhanh chóng trèo lên cây, nấp sau những cành cây hay đám lá rậm rạp, dò xét, bí mật kiểm tra, khi mọi việc ổn, nó nhảy ra khỏi cây, khi lao xuống nhìn quanh một lượt rồi hoảng sợ, lại hốt hoảng trèo lên cây. Sự lặp lại như vậy, hoàn toàn không có tính dứt khoát. DỰ 豫 là một loài voi ở Đồng bằng Trung tâm, sau này do biến đổi khí hậu, những con voi di chuyển về phía nam (Đây là lý do tại sao tỉnh Hà Nam được viết tắt là "豫"). DỰ là loài voi mặc dù có thân hình to lớn và mạnh mẽ nhưng lại rất đa nghi. Nó luôn lắc lư qua lại để kiểm tra kỹ lưỡng khi vươn vòi ra để lấy đồ vật.
Người xưa kết nối hai con vật đa nghi và thiếu quyết đoán này với nhau, như một phép ẩn dụ cho những người thiếu quyết đoán và hay chần chừ.
Theo FB: Hồng Đào st
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét